Sen cảnh trồng chậu bằng củ ngó giống cho chất lượng đảm bảo. Có dòng sen tạo củ, có dòng sen chỉ tạo ngó (sen Quan Âm hồng). Tuy nhiên, tùy thời điểm sen tạo củ sẽ tạo ngó trước khi tạo thành củ. Và việc trồng sen cảnh bằng ngó sen thì cây sen phát triển nhanh hơn khi trồng bằng củ sen giống.
Cách trồng sen bằng củ ngó giống và chăm sóc sen phát triển ra hoa |
Phân bón cho sen trồng cạn/ sen cảnh trồng chậu:
- Loại phân dùng bón cho sen cảnh trồng cạn (sen trồng chậu):
+ Phân hữu cơ: phân chuồng mục, phân bò khô, phân trâu khô, không dùng phân trâu bò tươi làm ô nhiễm nước.
+ Phân NPK 13 13 13, 16 16 16; phân đầu trâu; phân lân; phân trùn quế
- Chu kỳ bón phân giúp sen phát triển, sớm ra nụ sen:
+ Bón lót phân khi mới trồng: Gói 1 lượng phân NPK vào giấy, vùi gói phân xuống đáy chậu (tùy chậu to, nhỏ) để cho lượng phân phù hợp. Phủ bùn lên. Khi sen phát triển ra rễ có thể hấp thụ được dinh dưỡng nuôi cây.
+ Khi cây sen có lá đứng hoặc cây sen chuẩn bị ra nụ: là mỗi chu kỳ nên bón phân để cây hấp thụ, cây khỏe ra nụ to đẹp.
+ Sau mỗi đợt hoa: bón phân bổ sung bởi sau mỗi đợt hoa, cây mất nhiều sức bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây để sen phát triển hoa, lá các lứa sau.
- Cách bón phân NPK: gói phân vào giấy rồi nhét giữa chậu (bởi khi trồng củ sen giống sẽ trồng gần thành chậu, không trồng ở giữa chậu), bón phân nhét vào giữa chậu, bởi ngó và củ sen phát triển xung quanh chậu.
- Lưu ý: khi sen có nụ thì bón đặt phân tránh xa cái nụ. Giấy gói phân là giấy ăn/ giấy vệ sinh/ giấy A4. Nếu sợ nó xót phân thì bọc nhiều lớp giấy vào nó phân hủy từ từ.
Bùn trồng sen:
- Chất lượng bùn nhuyễn; có thể tạo bùn từ đất vườn (đất thịt - không dùng loại đất pha cát) làm đất nhuyễn. Lưu ý: bùn nhuyễn thì sen càng phát triển.
- Lượng bùn không được ít quá, nếu ít bị ảnh hưởng tới sự phát triển ra hoa của sen. Độ sâu của bùn từ 30cm trở lên. Phần còn lại chứa nước, không được quá ít nước.
- Bùn hoặc đất vườn trộn với bùn hoặc đất vườn trộn với phân trùn quế, phân hữu cơ (phân bò khô, phân trâu khô)
- Nếu lấy bùn ở mặt ruộng thì nên khử bùn bằng vôi bột trước, khi trồng trộn bùn kèm nấm đối kháng Tricodema.
Chậu trồng sen:
- Bịt lỗ thoát nước chậu bằng cách dùng miếng xốp nhét vào lỗ chậu, rồi dùng đất dẻo bịt phía trên, tiện lợi cho mọi loại chất liệu chậu (hoặc dùng hỗn hợp cát, xi măng bịt lại)
- Cách chọn chậu trồng sen:
+ Chất liệu chậu bằng chậu sành/sứ/đất nung/xi măng hay chậu nhựa đều được. Quan trọng là kích thước chậu phù hợp loại sen mình trồng. Cạnh chậu dày sẽ giúp nước trong chậu sen không bị nóng khi ở dưới ánh nắng. Tùy theo điều kiện sức khỏe và không gian trồng sen để chọn chậu sen bằng sành sứ/đúc xi măng hoặc nhựa... chậu sành sứ/xi măng thì nặng, chậu nhựa thì nhẹ. Tuy nhiên, ưu tiên chọn loại đẹp nhất thì nên chọn chậu sành sứ vì nó bền và có tính thẩm mỹ cao.
+ Chiều cao chậu (độ sâu): Từ 30cm đối với sen mini, từ 40cm đối với sen tầm trung, từ 45cm đối với sen tầm cao (S1000)
+ Đường kính chậu: Từ 25 cm đối với sen mini, từ 45cm đối với sen tầm trung, từ 70cm đối với sen tầm cao
+ Lưu ý:
- Chậu có đường kính rộng thì không gian lý tưởng cho việc phát triển của cây, tăng khả năng ra hoa, sẽ sai hoa hơn, chậu to và đủ chất thì cây mới phát triển được, hoa sẽ nở nhiểu cánh và chuẩn form hơn. Đặc biệt, tránh được sự gò bó của một không gian hẹp làm mất đi khả năng phát triển của cây và thiếu thẩm mỹ.
- 🌲Phần đất bùn lúc nào cũng nhiều hơn phần nước, đất bùn giúp cây đứng vững và phát triển, việc cho ít đất bùn có thể làm cây suy dinh dưỡng, hoặc tốn rất nhiều phân trong quá trình chăm sóc.
+ 🌲Phần nước có độ sâu khoảng từ 10cm hoặc 20cm , nước và đất giúp cây đứng vững, tạo thành một hợp thể sản xuất ra chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt.
Nước trồng sen:
- Dùng nước sông, nước ao, nước mưa. Nếu dùng nước máy, nước giếng khoan thì phơi 1-2 ngày để bay Clo, Fe có trong nước.
Lưu ý, khi trồng sen bằng củ sen giống vào mùa đông: lượng nước cho vào chậu cách mặt bùn từ 7-10cm bởi cường độ nắng giảm nhẹ. Đối với các chậu sen đang phát triển cũng hạn chế cho nhiều nước vào mùa đông.
Cách trồng củ/ngó sen giống trong chậu:
- Cho 1 lượng bùn vào chậu trước. Tỉ lệ đất 3 phần, nước 1 phần.
- Đặt củ sen song song với thành chậu, sao cho mầm sen hướng lên trên, cách thành chậu 1 khoảng miễn là không trồng củ ngó sen vào giữa chậu bởi vì sen sẽ phát triển chạy củ/ngó xung quanh thành chậu, phủ 1 lớp bùn khoảng 5cm để cố định củ sen giống (Không cần quá dày bùn chặn lên củ/ngó sen, mới trồng nhiều bùn trận lên củ ngó dễ làm thối rễ).
- Đổ nước chậu sen nhẹ nhàng. Lá nằm trên mặt nước (đối với trồng ngó có lá nằm - chưa phải lá đứng), đối với trồng củ sen giống thì nước cách mặt bùn 7-10cm ở mùa đông, mùa hè có thể cho nhiều hơn chút.
- Sau khi cho nước để 1-3 ngày cho nước trong trở lại và xả tràn nước để loại bỏ rác, làm trong nước.
Xem chi tiết Cách trồng chậu sen bằng củ ngó sen giống đúng cách tại đây.
Cách diệt rêu, lăng quăng, bọ gậy cho chậu sen:
- Làm vào buổi chiều mát.
- Dùng vôi chín (loại vôi đã tôi rồi, không dùng vôi sống làm nóng nước ảnh hưởng đến sen).
- Cho vôi đã tôi vào chậu, cho nước vào bóp làm tan đều. Lượng vôi tùy vào diện tích chậu trồng để cho lượng phù hợp. Đổ vào chậu hoa sen phần nước vôi (không đổ cặn).
- Sau khi cho nước vôi vào chậu sen, để qua 1 đêm - không xả tràn ngay để vôi diệt rêu, tảo, loăng quăng bọ gậy, sáng sớm hoặc chiều mát hôm sau xả tràn chậu. Thỉnh thoảng làm để hạn chế rêu/tảo/loăng quăng bọ gậy. Khi sen phát triển lá đứng hạn chế ánh sáng nắng chiếu vào nước thì sẽ không còn rêu/tảo.
Cách nhận biết chậu hoa sen bị thiếu chất, bón phân để hoa sen ra nhiều nụ hoa:
Hình ảnh chậu sen, lá sen thể hiện tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, cần bổ sung phân bón |
- Lá sen xanh đậm thì sen phát triển bình thường.
- Lá sen nổi gân lá xanh, lá vàng nhạt, chậu sen đang thiếu chất.
- Bón phân NPK, phân trâu bò khô. Gói một lượng phân vào tờ giấy gói lại ấn xuống bùn ở vị trí giữa chậu bởi khi trồng thì không trồng củ ngó giống sen ở giữa chậu và sen chạy củ ngó ở quanh chậu.
- Sau khi bón phân được 3-5 ngày sẽ thấy rõ sen phát triển ở lá sen.
Cách xử lý khi chậu hoa sen bị rệp nước/rầy hiệu quả (rệp/rầy ở lá, nụ, thân lá, thân nụ):
Bệnh rệp nước, rầy của sen |
- Xử lý càng sớm càng tốt, để lâu rệp nước sẽ hút nhựa sen làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây sen.
- Dùng bàn chải đánh răng (cũ bỏ), chải nhẹ nhàng cho rệp rơi xuống chậu, làm sạch hết rệp nước bám lên nụ/lá sen.
- Xả tràn nước sau khi chải rệp xuống chậu. Xả tràn chậu mỗi ngày giúp loại bỏ rệp nước và sen phát triển.
Cách 2:
Phun 2 lần cách nhau 1 tuần. |
Lưu ý: làm vào chiều mát.
Cách bắt loại bỏ ốc bươu vàng trong chậu sen cảnh:
Thả miếng vỏ mít vào chậu để ốc bươu bám vào và nhốc vứt bỏ.
Tại sao chậu sen chậm ra hoa?
Nguyên nhân sen chậm ra hoa có nhiều nguyên nhân:
- Vị trí chưa đủ ánh nắng. Nên đặt nơi có ánh nắng nhiều để sen nhanh ra hoa, màu đẹp.
- Kích cỡ chậu. Sen tầm trung, tầm cao trồng chậu nhỏ, ít bùn chưa phù hợp. Cần sang chậu to hơn để sen phát triển. Hoặc thêm bùn vào chậu sen để sen sớm ra hoa.
- Cây sen chưa đủ lực, còn yếu. Cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt dòng sen nghìn cánh S1000 khó cho hoa hơn các loại khác. Bổ sung phân NPK 16 16 16 thời gian 7 ngày/ lần.
- Trồng sen từ hạt khiến sen khó cho hoa. Khắc phục bằng cách lật chậu trồng lại bằng củ/ngó để sen sớm ra hoa.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRỒNG SEN CẠN:
- Vị trí đặt chậu sen ở nơi có nắng 4-8 tiếng/ ngày, điều này quyết định hàng đầu sen có nhiều nụ hay không.
- Giống sen siêu hoa sẽ có nhiều nụ, siêng hoa, lặp hoa.
- Kích thước chậu đảm bảo phù hợp với từng dòng sen. Chậu có cạnh dày đảm bảo nguồn nước mát khi ở nắng không làm nóng nước.
- Sen trồng chậu không nên thả bèo, sen không thích sống chung đụng với các loài khác, bèo sẽ cạnh tranh dinh dưỡng nuôi sen.
- Đảm bảo nguồn nước sen luôn trong vắt. Luôn tưới xả tràn nước mỗi chiều tối giúp sen phát triển về đêm.
- Lá sen (lá nằm) luôn nằm trên mặt nước (khi lá vẫn còn là lá nằm, chưa có lá đứng), không được nằm dưới mặt nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét